Thuyết vị lợi và giết người?
Post thứ 2 trong series cứu vớt cuộc đời mình khỏi phí phạm vì một quyết sách :v. Post này mình bàn về thuyết vị lợi của Jeremy Bentham, thuyết này thì chẳng có gì to tát nói đúng hơn là khá dễ hiểu so với vấn đề về công bằng lần trước mình phải nổ não lắm mới rút ra được tí gì đó sau cả 4 lần đọc sách.
Cái thú vị khiến mình muốn bàn về vị lợi là không những dễ hiểu nó còn rất dễ bị hiểu nhầm và dẫn chiếu đến những hệ quả quyết định mà nếu được thực thi sẽ làm lụi bại xã hội loài người(thiệt ra ai mà đã không đủ trình để hiểu thuyết này thì cũng chẳng đủ sức làm lụi bại cái gì đây, chém gió chơi thôi :v)
Thuyết vị lợi là cái chi gì?
Thuyết vị lợi là đứa con tinh thần của triết gia người Anh Jeremy Bentham. Ta có thể miêu tả về ông ngắn gọn và xúc tích theo kiểu gắn hashtag như sau: Jeremy Bentham, London, 1748, giàu, genius, luật_sư, bất_bình_với_thời_đại, lý_tưởng, viết_sách, vị_lợi, vĩ_nhân.
Nhìn lại mớ hashtag mình vừa viết thấy nó như kiểu một ước mơ thì đúng hơn là tiểu sử rút gọn của một người, quái gì mà đã thiên tài lại còn nhà giàu hỏi sao không thành vĩ nhân cho được(phải chi mình cũng thế :3).
Ông thành vĩ nhân dựa vào triết lý vị lợi mà ông dành cả đời có gắng xây dựng. Điểm xuất khởi của ông rất mộc mạc: hạnh phúc là tốt, đau khổ là xấu. Với ý tưởng đó, ông cố gắng xây dụng một học thuyết để định hình xã hội tốt hơn, xã hội tốt đó phải có mục tiêu giảm thiểu đến mức có thể các đau khổ trong nó và thúc đẩy hạnh phúc của tất cả, hay ít nhất là của đại đa số(mình thấy thường vế cuối xảy ra hơn). Nếu thông qua một biện hay, một hành động mà càng nhiều hạnh phúc thu được so với sô bất hạnh xảy ra thì biện pháp hay hành động đó càng vị lợi.
Vậy mục tiêu của thuyết vị lợi là “mang đến lợi ích tốt nhất cho người người nhất”, điều này nghe rất là hợp lý và thường thì sự hiểu biết về vị lợi đến đây là chấm dứt cho hầu hết mọi người. Do đó khá hiểu nhiều chỉ biết sơ sơ về vị lợi mà không hiểu hết tường tận những hậu quả mà nó có thể mang lại cho xã hội nếu thật sự ý tưởng thuần túy của nó được thực thi triệt để, ví dụ như nếu bạn là người tin vào ý tưởng cơ bản của vị lợi thì bạn sẽ phải sắm vai kẻ giết người nhiều lần trong đời để thỏa mãn niềm tin của mình.
Tôi nên giết người để thực hành thuyết vị lợi?
Giờ giả dụ thế này: trước mình có thằng bạn cùng phòng, thằng này thuộc loại bạn cùng phòng mà chắc chỉ có con lợn mới ưng được về khoản vệ sinh nó ở dơ kinh lắm làm ảnh hưởng đến cả phòng khó mà chịu được, đã thế lại còn là thằng khó chịu và ích kĩ bao giờ nó cũng đòi hỏi cho mình mà chẳng hề quan tâm đến người khác nói chuyện thì lúc nào cũng như kiểu ra lệnh như thể nó là hiện thân của thằng vua ích kỉ và tiêu nhân trong phim Tàu và xem cái phòng mình là vương quốc của nó. Nhiều lúc nghỉ phải chi nó biến quách cho xong, nhưng mà thế còn chưa hết đâu nó cái quái là thằng này cực kì giàu chẳng hiểu sao thể loại thế mà lại được trời phú cho cái giàu sang từ trong trứng, nó chuyên dùng tiền ăn chơi cờ bạc phung phí hàng ngày thế mà giàu vẫn hoàn giàu.
Vậy đó đó là thằng bạn cùng phòng đáng ghét của mình và nhiều lúc mình nghĩ nó cũng đáng chết nữa vì thể loại như nó thì sống cả đời cũng chẳng giúp ích gì cho hạnh phúc của nhân loại hết mà chỉ khiến nó tệ hơn thôi. Còn mình là thằng nó lòng khoan dung độ lượng và cực kì thương người dạng cỡ Tam Tạng tái thế nhưng lại có sức mạnh và thực dụng như Tôn Ngộ Không. Trong thế giới tưởng tượng này của mình có một bản di chúc của thằng bạn cùng phòng đó bảo là nếu nó chết thì mọi thức thuộc về nó sẽ trở thành của mình. Nên mình nghĩ rằng nên chăng mình giết quách nó cho rồi? tiền thừa kế được từ nó mình thề với trời đất là sẽ dùng cả 90% làm từ thiện, có thể cho biết bao trẻ em cơ cực cơ hội thay đổi cuộc đời, phần còn lại dùng đầu tư cho bản thân mình vì mình là kết hợp của Tam Tạng và Tôn Ngộ Không nếu được đầu tư tương lại mình thành Phật Tổ cũng nên.
Với viễn cảnh này dễ dàng thấy được hạnh phúc thu được từ việc giết quách thằng ích kĩ đó là rất lớn mặc dù hành động là xấu nhưng kết quả thu được rất tốt cho tất cả một cá thể có liên quan ngoại trừ bất hạnh của thằng bị giết. Thế gì theo vị lợi rõ ràng ta cần phải giết thằng đó ngay đi chứ còn chờ gì nữa?
Hậu quả
Thế này có ổn không? có thật sự là phải đi đến hành động như vậy để mang lại hạnh phúc cho nhân loại này không hay ta đã bỏ quên gì rồi?
Hiển nhiên là có quên rồi nhé: vì nếu dựa trên tư tưởng là mang lại hạnh phúc toàn xã hội, vậy bao nhiêu người sẽ còn hạnh phúc nếu trường hợp thằng bạn của mình được xem như hình mẫu và được nhiều người noi theo. Thế thì biết bao tỉ phú, chính trị gia bảo thủ hay các công ty với bằng sáng chế độc quyền phải lo sợ cho mạng sống hay sự tồn tại của mình?
Vấn đề ở đây là ta đã nhẹ nhàng một cách cố ý quên hệ quả xã hội to lớn để lại phía sau của hành động, mặc dù vậy nhưng trường hợp tương tự thế này ta có thể bắt gặp khá nhiều trong cuộc sống thường ngày không nghiêm trọng như là giết người nhưng có thể là hàng ngàn các hành động khác mà tưởng chừng sẽ mang lại điều tốt thôi, nhưng thực chất hậu quả ẩn còn tệ hại hơn nhiều.
Bởi vậy nếu bây giờ ai nói rằng tôi cần phải giết thằng đó vì cái chết của nó sẽ làm lợi cho xã hội, thì xin thưa rằng chưa chắc đâu nhé. Bentham chưa bao giờ nói rằng vị lợi đồng thuận với giết người cả, ông có một tư tương rất tự do và luôn giữ nó trong suốt cuộc đời, mình cũng thế về việc này quả thực mình thấy là còn tùy còn hoàn cảnh nữa không có hoàn cảnh thì nói gì cũng chẳng có vẻ đúng hết. Như hồi xưa ám sát Hitler là đúng hay sai, hẳn nhiên là đúng rồi nếu mà thành công là cứu được cả chục triệu người chứ chẳng chơi, Năm Cam bị tử hình là đúng hay sai hẳn nhiên rồi ác quá hại quá còn gì, mình cầm dao cắt cổ thằng bạn cùng phòng để lấy tiền làm lợi cho xã hội thì sao? chỉ sợ những thằng khác cũng nghĩ về mình như thằng bạn đó thôi :v
Nguồn tham khảo