Lý thuyết về công bằng của John Rawls - tại sao xã hội không công bằng?

March 23, 2015

Đọc được cái lý thuyết này trong chương kế cuối của quyển Tôi là ai?. Đến thời điểm quyết định viết post này thì đã đọc xong hết quyển đó hơn 2 lần và chường về công bằng này là hơn 3 lần, mà ế hiểu cái vẹo gì hết ức chế quá mới hạ quyết tâm phải viết vài ba cái review về cuốn sách quái đảng đó với hi vọng không bỏ thời gian để đọc mà xong thì chẳng hiểu gì chẳng biết gì thành ra công cốc. Hi vọng viết ra sẽ giúp mình nhớ được hay may hơn hiểu được tí gì đó.

Thế giới công bằng của Rawls

John Rawls là triết gia nổi tiếng của Mỹ sống đâu thế kỉ XX thì phải, đời ông có nhiều điều rất là lí thú mà kể ra đây thì hầm bà lằng dài dòng mà chẳng để làm gì nên thôi. Chủ yếu nên biết ông là tác giả của Lý thuyết về Công bằng(Theory of Justice), đây là thành tựu lớn nhất trong đời ông dựa theo thang đo những thứ giúp ông nổi tiếng, còn ông thật sự nghĩ sao thì bố thằng nào biết. Trong lý thuyết đó ông đề xuất mô hình xã hội dạng như sau đây:

Đó là một xã hội có đủ tất cả mọi thứ con người cần thức ăn, nhà cửa, không gian… Nhưng mỗi người trong xã hội này không biết gì về chính mình, họ không biết là mình xấu hay đẹp, mạnh hay yếu, già hay trẻ, tài năng hay vô dụng. Giờ thì để xã hội này có thể duy trì trong trật tự, người ta phải đặt ra những quy luật để tuân theo. Thế là mọi người họp mặt với nhau và cùng tìm ra đâu là luật lệ cần thiết.

Tất nhiên mọi người sẽ đưa ra luật lệ để đảm bảo các nhu cầu cơ bản của mình để duy trì sự sống của chính mình. Nhưng mà vấn đề ở đây là do họ không biết gì về chính bản thân mình, nên họ cũng không biết luật lệ thế nào thì sẽ phù hợp với bản thân cá nhân học, họ không biết là nếu có rủi ro xảy ra thì khả năng của họ sẽ chịu được rủi ro cỡ nào. Vậy nên để đảm bảo an toàn cho chính mình họ phải đặt mình vào địa vị của người yếu nhất có thể tưởng tượng ra được và đưa ra luật lệ thuận lợi cho người đó. Bằng cách này họ đảm bảo mình có thể sống được với các luật lệ đặt ra. Và bộ luật sau đây được thảo thành:

** Sự phồn vinh đạt được phải đem lại lợi ích lớn nhất như có thể cho người được hưởng ít nhất ** Phải bảo đảm bình đẳng về cơ hội lớp lý. Về nguyên tắc, tất cả của cải là dành cho tất cả mọi người

Đấy chính là nguyên lý về công bằng của Rawls, giới thiệu mô hình với nêu ra nguyên tắc thì thấy là phiền phức và cả khó hiểu(chính mình nghĩ mãi cũng không hiểu đem lại lợi ích lớn cho người hưởng ít là thế nào) nhưng mà bản chất thì thật ra rất giản dị, có thể tóm gọn một cách tỏ tường là: cái gì hợp lý cho tất cả thì cũng công bằng.

Công bằng trong lý tưởng

Vậy mô hình trên đây của Rawls có giá trị gì trong thực tế hay không? ai cũng biết thực tế khác xa những gì có trong xã hội công bằng của Rawls. Qua kinh nghiệm thì ta thừa thấy được điều đó, nhưng mà tại sao lại khác nhau đến như vậy? tại sao lại không thể tạo ra một xã hội theo kiểu Rawls được?

Trong xã hội của mình, Rawls xem công bằng và hợp lý là động lực phát triển của xã hội nhưng có đúng không có đúng đó là động lực của cong người hay không. Theo nhiều nhà triết học khác và cá nhân mình là không. Động lực phát triển của con người nhiều phần là ích kỷ hơn, nghe có vẻ lạ phải không ích kỷ là thứ mà chúng ta ai cũng phê phán mà.

Nếu thế bạn nghĩ thức ăn bạn có được là từ lòng tốt của người bán cho bạn hay từ việc người bán cố gắng duy trì lợi ích của riêng mình? để thực hiện lợi ích của mình người bán phải cố gắng bán hàng một cách hợp lý, bán rẻ hơn người khác hay ít nhất cũng phải phù hợp với người mua là bạn. Còn bạn thì cũng để thực hiện lợi ích của mình, tìm cách mua hàng tốt nhất với mức giá thấp nhất có thể. Thông qua việc thuận mua vừa bán như thế tạo ra một xã hội gọi là “kinh tế thị trường tự do”, giờ thì bạn nghĩ động lực của bạn là gì?

Mỉa mai là khi ai cũng nghĩ ích kỷ là xấu là thứ đáng bị trừ khử, thì chính thứ xấu xa đó lại là động lực phát triển của xã hội loài người, cá thể trước hết cố gắng vươn lên để làm lợi cho mình nhưng qua đó vô tình làm lợi cho sự phát triển của xã hội.

Liên hệ bản thân thì mình thấy điều đó rất đúng, nếu thực sự tồn tại xã hội kiểu Rawls và mình sống trong đó thì làm sao mình có thể chấp nhận việc mình không được hưởng những tài năng thiên phú được quy định trong ADN của mình, nhưng năng khiếu, thiên hướng tiềm tàng và những lợi thế ngẫu nhiên có được trong cuộc đời để có được những của cải vốn đã là hữu hạn trong tự nhiên và xã hội. Nếu mình phát mình ra cái gì đó tại sao người khác phải được hưởng thành quả đó nếu mình không đồng ý.

Đó là lý do mà ta sẽ không bao giờ có được một xã hội lý tưởng kiểu Rawls, lý tưởng vì cái ý tưởng về công bằng rất là mĩ miều và phần nào trong mỗi chúng ta đều biết là rồi sẽ có lúc hoặc đã có lúc trong đời bản thân là là người chịu thiệt cần có công bằng.

Đường thẳng hoàng kim

Cái mình thích ở Rawls chính là ý tưởng của ông về một xã hội công bằng như thế, dù biết là nó không bao giờ có thể xảy ra. Mình có phần rất giống Rawls là rất thích ý tưởng này một xã hội như thế nếu hiện hữu thì tốt đẹp biết bao và mình cũng thường làm nhiều việc để hướng đến cái xã hội đó, nhưng mình thực tế hơn Rawls hoặc là không đủ trình để suy nghĩ khác đi như ông để thấy rằng điều đó là không thể.

Rất nhiều lần mình thấy cảnh bất công trong xã hôi không phải hiểu như trên phim mà phe này đàn áp phe kia trắng đen rỏ mười đâu, mà là những cảnh đời chẳng thể tách biệt trắng đen được. Một đứa bé đến trường còn một đứa phải tự nuôi sống chính mìnnh, một người bệnh được ý tá mớn thuốc tận răng còn có người khác đang chết mòn trong đau đớn vì bệnh, một thằng sinh viên như mình ngồi trong lớp nhìn một người khác cùng tuổi mình cũng trong lớp mà là giao thức uống cho giảng viên. Những cảnh như thể rất là gợn lòng, lại nghĩ đến thuyết của Rawls thì đẹp biết bao mà nghĩ lại thì lý thuyết mãi là lý thuyết thôi.

Có lẽ nó chỉ là một cái hình tượng đẹp đẽ để con người cố gắng nhìn theo dù biết là không bao giờ đến được, nó như là đường thẳng hoàng kim đẹp đẽ và loài người là đường tiệm cận đi mãi không đến mà vẫn đi.

Nguồn tham khảo